Nội dung khái niệm Tế_bào_xôma

Nội dung chính

  • Nội dung của khái niệm "tế bào xôma" tương đương với nội dung của thuật ngữ tiếng Anh: "Somatic cell" (phiên âm quốc tế: /sɒˈmætɪk sɛlz/, tiếng Việt: xô-ma-tic xel)[7], tiếng Pháp: cellule somatique (xen-luy-lơ xô-ma-tic) [8] v.v. dùng để chỉ tất cả các tế bào xây dựng nên cơ thể đa bào, nhưng không phải là tế bào sinh sản.
  • Trong cơ thể sinh vật đa bào dù là tế bào của thực vật hay động vật, nấm, người ta đã phát hiện ra từ lâu là: tuyệt đại bộ phận cơ thể của chúng được cấu tạo từ các tế bào không có khả năng tạo thành giao tử; nghĩa là đối với cơ thể của mỗi sinh vật, những tế bào này chỉ tham gia vào các chức năng sinh dưỡng. Do đó, người ta còn gọi chúng là tế bào sinh dưỡng, tức là tế bào xôma.[9]

Minh họa khái niệm

Thường thì bất kỳ tế bào nào của sinh vật ta quan sát được bằng mắt thường đều là tế bào xôma.

  • Chẳng hạn ở động vật: tế bào cấu tạo nên da, tóc hay lông, xương, tế bào máu v.v và cả tế bào thần kinh (nơ-ron) đều thuộc loại này. Ngay cả các của cơ quan sinh dục (như ống dẫn trứng, tinh hoàn…) cũng không phải là tế bào sinh dục, mà là tế bào xôma. Trong sơ đồ ở hình 2 về cấu tạo của cơ quan sinh sản nữ giới, thì mọi bộ phận được chú thích đều cấu tạo từ tế bào xôma, trừ trứng trong buồng trứng.
  • Ở thực vật, nhiều người đã biết: rễ, thân, lá là cơ quan sinh dưỡng, chỉ có hoa là cơ quan sinh sản. Nhưng mọi bộ phận của hoa mà ta nhìn thấy đều cấu tạo từ các tế bào xôma, trừ đại bào tử (trong lá noãn) và tiểu bào tử (tạo hạt phấn) nằm sâu bên trong bàu nhuỵ và bao phấn.

Trong cơ thể con người, có khoảng 220 loại tế bào xôma.[2]

Đặc điểm chính

Để hiểu rõ hơn về đặc điểm chính của khái niệm tế bào xôma cũng như tế bào xôma, ta hãy so sánh nó với từ nghịch nghĩa là tế bào sinh dục như sau.

Tế bào xômaTế bào sinh dục
Từ đồng nghĩaTế bào sinh dưỡng.

Tế bào cơ thể.

Tế bào sinh sản.

Tế bào mầm.

Định nghĩaLà bất kỳ tế bào nào của cơ thể sinh vật đa bào, ngoại trừ tế bào sinh dụcgiao tử.Là bất kỳ tế bào nào có thể phát sinh ra giao tử của sinh vật đa bào hữu tính.
Chức năngĐơn vị cấu tạo hầu hết mọi bộ phận cơ thể. Cơ sở sinh trưởng.Là nguồn hình thành giao tử. Cơ sở của bảo tồn và phát triển nòi giống của sinh vật.
Vị tríBao trùm cơ thể, tạo nên tất cả các mô bên ngoài và hầu hết các nội quan bên trong.Nằm trong vùng hình thành giao tử của cơ quan sinh sản.
Khả năngKhông có khả năng tiến hành giảm phân để sinh ra tế bào đơn bội (n).Có khả năng tiến hành giảm phân để sinh ra tế bào đơn bội (n), từ đó tạo thành giao tử.
Tính chu kìCó chu kì tế bào.Không có chu kì tế bào.
Đột biếnĐột biến trong tế bào này là đột biến xôma, không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.Đột biến trong tế bào có thể gây ra đột biến giao tử, di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
  • Hình 2: Sơ đồ cơ quan sinh sản nữ giới (số 11 là buồng trứng).
  • Hình 3: Sơ đồ chu kỳ tế bào động vật. G1=Pha sinh trưởng 1. S=Pha tổng hợp (có nhân đôi NST). G2=Pha sinh trưởng 2. M=Phân bào, gồm mitosis (nguyên phân) và cytokinesis (chia tế bào chất).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tế_bào_xôma https://www.britannica.com/science/soma-cell https://www.iflscience.com/health-and-medicine/why... https://www.sciencedirect.com/topics/neuroscience/... https://earthprokaryotes.weebly.com/protobionts.ht... https://www.biology.iupui.edu/biocourses/N100/ch8l... https://www.genome.gov/glossary/index.cfm?id=186 https://biologydictionary.net/somatic-cells/ https://www.newworldencyclopedia.org/entry/Soma_(b... https://en.wikipedia.org/wiki/Somatic_cell https://fr.wikipedia.org/wiki/Cellule_somatique